Các trường hợp chuyển nhượng nhà đất được miễn thuế TNCN

, , Leave a comment

Hiện nay, việc chuyển nhượng bất động sản (BĐS) ngày một gia tăng theo nhu cầu thiết thực về chỗ ở của con người. Đặc biệt, những khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng BĐS phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Tuy nhiên, có những trường hợp việc chuyển nhượng BĐS không phải đóng thuế TNCN. Hôm nay văn bản kế toán sẽ giới thiệu đến các bạn những trường hợp này:

>>> Học kế toán thuế chuyên sâu ở đâu tốt

Các trường hợp chuyển nhượng BĐS không phải đóng thuế TNCN

  • Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
  • Việc chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không được áp dụng miễn thuế TNCN theo quy định này.

Xem thêm: Các trường hợp ủy quyền quyết toán thuế

Điều kiện chuyển nhượng BĐS không phải đóng thuế TNCN

Tuy nhiên để quy định thêm chặt chẽ, không bị lỏng lẻo và hạn chế việc trốn thuế của một vài cá nhân, khoản thu nhập này chỉ được miễn thuế khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Tại thời điểm chuyển nhượng có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở duy nhất hoặc quyền sở hữu 01 thửa đất ở (Kể cả nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó).

Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở căn cứ vào:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

– Nhà ở, đất ở có chung quyền sở hữu, quyền sử dụng và vẫn được tính khi xét trong quy định này, cụ thể:

  • Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sử dụng nhà ở quyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn thuế
  • Cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở mà còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế. học ngành logistics ở đâu
  • Tương tự đối với trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà đất ở, quyền sử dụng đất ở và cũng duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế
  • Chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế

Điều kiện 2: Có quyền sở hữu nhà, quyền sở hữu đất tối thiểu 183 ngày đến thời điểm chuyển nhượng

Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Riêng trường hợp được cấp lại, cấp đổi theo quy định của pháp luật về đất đai thì thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được tính theo thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước khi được cấp lại, cấp đổi.

Điều kiện 3: Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở.

Áp dụng khi cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng 1 phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó

Đối với các điều kiện áp dụng với trường hợp miễn thuế do chuyển nhượng ở nhà, đất ở duy nhất trong quy định nêu trên, người chuyển nhượng phải tự khai và chuy trách nhiệm

Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi vi phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa các thành viên trong gia đình:

  • Vợ với chồng: Kể cả trường hợp bất động sản là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế
  • Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ:
  • Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi
  • Cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể;
  • Ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại
  • Anh chị em ruột với nhau

Lưu ý: Chỉ có chuyển nhượng bất động sản giữa các thành viên nếu trên mới được miễn thuế thu nhập cá nhân. Ngoài các đối tượng nêu trên còn lại chịu thuế bình thường (những thành viên khác như anh rể, chị dâu..)

Bất động sản trong trường hợp này bao gồm cả nhà ở, công trình vây dựng được hình thành trong tương lại theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Căn cứ pháp lý

  • Luật thuế TNCN 2007
  • Luật thuế TNCN sửa đổi 2012
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC
  • Nghị định 65/2013/NĐ-CP

Trên đây là các trường hợp chuyển nhượng nhà đất được miễn thuế TNCN. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Xem thêm: Tiền lương làm thêm giờ có phải đóng thuế TNCN không

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia của Nghiệp vụ kế toán thuế. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống!

5/5 - (1 bình chọn)
 

Leave a Reply