Cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt chuẩn nhất

, , Leave a comment

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ Nhà nước không khuyến khích, đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng góp phần tăng thuế cho Ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Vậy cách xác định thuế tiêu thụ đặc biệt cụ thể theo các mặt hàng chịu thuế như thế nào, các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tham khảo: Học kế toán online ở đâu hiệu quả

I. Tính thuế tiêu thu đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định theo công thức sau:

Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất tính tiêu thụ đặc biệt

Trong đó: 

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá (HH), dịch vụ (DV) được tinh như sau:

Giá tính thuế TTĐB là giá bán hàng hoá, giá cung cấp dịch vụ của DN mà chưa bao gồm các loại thuế sau: thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (thuế BVMT), thuế GTGT.

Xem cụ thể các đối tượng chịu thuế: TẠI ĐÂY

Công thức xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau cho từng loại HH,DV đó:

1.Đối với hàng hoá sản xuất ở trong nước

Giá tính thuế TTĐB = (giá bán chưa có thuế GTGT – thuế BVMT) / (1+thuế suất thuế TTĐB)

– Trường hợp cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB mà bán hàng qua các cơ sở hạch toán phụ thuộc thì giá bán ở công thức trên là giá do chính cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc đó bán ra (chưa có thuế GTGT và thuế BVMT). Nếu cơ sở sản xuất thông qua đại lý bán đúng giá để bán hàng thì giá bán trên do cơ sở sản xuất quy định nhưng chưa trừ hoa hồng.

– Nếu cơ sở sản xuất bán hàng cho các DN thương mại thì giá bán này do cơ sở sản xuất xác định nhưng không được phép thấp hơn 10% giá bán bình quân mà DN thương mại đó bán ra thị trường.

– Riêng đối với mặt hàng là xe ô tô thì giá bán bình quân của DN thương mại để so sánh là giá bán theo đúng tiêu chuẩn chất lượng từng loại xe chứ không bao gồm thêm các lựa chon về trang thiết bị hay phụ tùng khác mà khách hàng yêu cầu lắp đặt thêm. diễn đàn kế toán trưởng

– Trong trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất mà thấp hơn giá bán của cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế sẽ do cơ quan thuế ấn định cho phù hợp.

2.Đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài

Giá tính thuế TTĐB = trị giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu

Trong đó:  công thức tính trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu được nêu rõ tại đây 

Nếu các bạn chưa có kinh nghiệm có thể tham gia  khóa học thực hành kế toán xuất nhập khẩu để được hiểu rõ thêm

3.Đối với hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

– Thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế GTGT, chưa có thuế TTĐB và không loại trừ trị giá của vỏ bao bì.

– Trường hợp mặt hàng bia chai, nếu khách hàng đặt cược tiền vỏ chai thì hàng quý, DN và khách hàng phải quyết toán số tiền đặt cược này, nếu có số vỏ chai không thu hồi được thì giá trị tương ứng được đưa vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Công thức:  khóa học kế toán thuế

Giá tính thuế TTĐB = giá bán chưa có thuế GTGT(đã có thuế TTĐB)/(1+thuế suất thuế TTĐB)

4.Đối với hàng hóa gia công

– Đối với HH gia công thì giá để tính thuế TTĐB:

– Hoặc là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công.

– Hoặc là giá bán của sản phẩm (SP) cùng loại/có giá trị tương đương tại cùng thời điểm (giá này chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB).

5.Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở làm nhãn hiệu hàng hóa, công nghệ sản xuất

– Thì giá để tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra chưa có thuế GTGT của cơ sở làm nhãn hiệu, công nghệ sản xuất.

6.Đối với hàng hoá bán ra theo phương thức trả góp, trả chậm

– Thì giá để tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hoá bán theo phương thức trả tiền một lần, không gồm khoản lãi trả chậm, trả góp.

7.Đối với hàng hoá, dịch vụ được dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho,khuyến mại hay tiêu dùng nội bộ

– Thì giá để tính thuế TTĐB là giá tính thuế TTĐB của hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hoặc có giá trị tương đương tại cùng thời điểm.

8.Đối với cở sở kinh doanh hàng xuất khẩu mà mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán hàng trong nước

– Thì giá để tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB.

Công thức xác định:

Giá tính thuế TTĐB = (giá bán ở trong nước chưa bao gồm thuế GTGT-thuế BVMT nếu có) / (1+% thuế suất thuế TTĐB)

9.Đối với dịch vụ

– Thì giá để tính thuế TTĐB là giá cung cấp dịch vụ của cơ sở KD chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB.

Công thức xác định:

Giá tính thuế TTĐB= giá cung ứng dịch vụ chưa bao gồm thuế GTGT/(1+thuế suất thuế TTĐB)

Sau đây là giá cung ứng của một số dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt điển hình:

a, Dịch vụ kinh doanh gôn:

– Thì giá cung ứng dịch vụ  là doanh thu chưa có thuế GTGT về việc bán thẻ hội viên, bán thẻ chơi gôn bao gồm cả các khoản tiền phí chơi gôn ví dụ tiền phí bảo dưỡng sân cỏ chơi gôn.

b, Dịch vụ kinh doanh ca si nô, trò chơi điện tử có thưởng:

– Thì giá cung ứng dịch vụ là doanh thu chưa có thuế GTGT từ việc kinh doanh ca si nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách chơi.

c, Dịch vụ kinh doanh đặt cược:

– Là doanh thu chưa có thuế GTGT cho việc bán vé đặt cược trừ đi tiền trả thưởng cho khách chơi, không bao gồm doanh thu bán vé vào cửa xem các hoạt động giải trí không phải hoạt động đặt cược.                                                        kế toán doanh nghiệp xây dựng

d, Dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke:

– Là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động này nhưng bao gồm cả doanh thu của các dịch vụ ăn, uống, xông hơi, tắm…

e, Dịch vụ kinh doanh xổ số:

– Là doanh thu bán vé chưa có thuế GTGT của các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của luật pháp.

II.Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Biểu thuế suất (TS) thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật sau:

– Điều 7, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12

– Điều 5, Nghị định số 26/2009/NĐ-CP

– Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 113/2011/NĐ-CP

Trường hợp cơ sở SX nhiều loại hàng hóa,cung ứng nhiều loại dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có các mức TS khác nhau thì phải kê khai và nộp thuế TTĐB theo từng mức TS được quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp cơ sở SX hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xác định được theo từng mức TS thì phải tính và nộp thuế theo mức TS cao nhất của HH, DV mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.

Biểu Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất(%)
I Hàng hóa
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 75
2 Rượu
– Rượu từ 20 độ trở lên 65
– Rượu dưới 20 độ 35
3 Bia 65
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
– Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 35
– Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 40
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 60
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
– Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
– Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
– Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này 15
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này 10
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
– Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 25
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này
g) Xe ô tô chạy bằng điện
– Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh 75

Nguồn tổng hợp:  kế toán Lê Ánh

>>>Bài viết xem thêm: Tổng quan về thuế bảo vệ môi trường

Trên đây là quy định về hồ sơ, chứng từ thanh toán tạm ứng được tổng hợp bởi đội ngũ admin Nghiệp vụ kế toán thuế. Mong bài viết giúp bạn đọc dễ dàng xử lý các trường hợp về tạm ứng.

Để hiểu rõ và nắm chắc được các kiến thức về kế toán, các bạn nên tham khảo thêm các khóa học kế toán tại trung tâm. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt nhất

Nghiệp vụ kế toán thuế chúc bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)
 

Leave a Reply