Cách xử lý khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

, , Leave a comment

Khi giao kết hợp đồng kinh tế hai bên phải nắm chắc các điều khoản hợp đồng để tuân thủ thực hiện chính xác, đồng thời cũng là căn cứ giúp hai bên xác định được quyền lợi của mình trong trường hợp bị vi phạm hợp đồng kinh tế..

Ngày 22/8/2014 Tổng cục thuế đã ban hành Công văn số 3529/TCT-CS hướng dẫn cách xử lý khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế cụ thể như sau:

1.Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế được tính vào chi phí:

“Theo Điểm 2.36, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định các các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

– Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi về tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế với khách hàng thì khi chi tiền Công ty lập chứng từ chi tiền. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán trên, Công ty thực hiện xác định tính vào chi phí theo quy định của thuế TNDN. học kế toán thực hành ở đâu tốt 

 Như vậy: Dựa vào hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán thì khoản chi phí tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh được cho vào chi phí được trừ.

2.Tiền phạt vi phạm hợp đồng phải xuất hoá đơn hoặc phiếu chi:

– Theo khoản 1, điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định về các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT:

“1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

– Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

– Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.”

Như vậy: Khoản tiền vi phạm hợp đồng kinh tế phải xuất hoá đơn:

– Nếu bồi thường bằng tiền mặt thì lập phiếu chi. nên học kế toán thực hành ở đâu

– Nếu bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ thì phải lập hoá đơn và kê khai thuế.

Lưu ý:

– Khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế thì được trừ.

– Còn các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khácTHÌ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN.

Cách xử lý khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

3.Cách hạch toán tiền phạt vi phạm hợp đồng.

A. Bên được nhận tiền phạt, bồi thường:

Theo khoản 1 điều 93 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

“1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, gồm: mẫu biên bản hủy hàng hóa hỏng

– Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

– Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự);

b) Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:

– Đối với bên bán:

+) Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác.

– Đối với bên mua: nên học kế toán ở đâu

+) Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán.

Ví dụ khi nhà thầu thi công chậm tiến độ, chủ đầu tư được phạt nhà thầu theo đó được quyền thu hồi lại một phần số tiền đã thanh toán cho nhà thầu thì số tiền thu hồi lại được ghi giảm giá trị tài sản xây dựng. Tuy nhiên nếu khoản tiền phạt thu được sau khi tài sản đã được thanh lý, nhượng bán thì khoản tiền phạt được ghi vào thu nhập khác. học về xuất nhập khẩu online

+ Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh, ví dụ: Người mua được quyền từ chối nhận hàng và được phạt người bán nếu giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải thu được ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu được. Trường hợp người mua vẫn nhận hàng và số tiền phạt được giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị hàng mua được ghi nhận theo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiền phạt vào thu nhập khác.”

e) Phản ánh các khoản thu tiền phạt

– Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản, ghi:

Nợ các TK liên quan

           Có các TK 151, 153, 154, 156, 241, 211…

– Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác, ghi:

Nợ các TK liên quan

           Có TK 711 – thu nhập khác.

g) Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh…), ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

           Có TK 711 – Thu nhập khác.

– Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

           Có các TK 111, 112, 152,…

B. Bên phải chi tiền phạt, bồi thường:

Theo khoản 1 điều 94 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

“1. Nguyên tắc kế toán học kế toán thực tế ở đâu

a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:

– Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;”

đ) Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

           Có các TK 111, 112

           Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)

           Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

Trên đây là Cách xử lý khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế được biên soạn bởi đội ngũ admin của Nghiệp vụ kế toán thuế. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

>>>>Xem thêm: Nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt

Bài viết được chia sẻ bởi Nghiệp vụ kế toán thuế. Để có đủ kiến thức để làm kế toán thực tế các bạn nên theo học một khóa học kế toán tổng hợp thực hành. Tham khảo bài viết Nên học kế toán thực hành ở đâu để lựa chọn được địa chỉ đào tạo kế toán uy tín

 

Mời các bạn tham gia vào group Gia đình kế toán để thảo luận và cập nhật tin tức mới nhất 

Đánh giá
 

Leave a Reply