Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy theo Nghị định mới nhất

, , Leave a comment

Hóa đơn điện tử ra đời đã giải quyết được khá nhiều vấn đề bất cập mà hóa đơn giấy đem lại trong quá trình sử dụng, mang đến rất nhiều sự tiện dụng cho người bán hàng cũng như khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bên lại cần phải có hóa đơn giấy để thực hiện một số công việc. Vậy cách chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy thì theo đúng pháp lý như thế nào? Các bạn cùng Nghiệp vụ kế toán thuế tìm hiểu nhé.

1. Hóa đơn điện tử hợp pháp và hóa đơn không hợp pháp

a) Hóa đơn điện tử hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

+ Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

+ Không bắt buộc có chữ ký số; tin học văn phòng cơ bản

+ Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

– Đáp ứng đầy đủ về nội dung chuẩn và thời điểm lập của hóa đơn điện tử theo quy định.

– Đúng định dạng của Bộ Tài Chính quy định khóa học quản trị nhân sự

– Hóa đơn điện tử đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin.

b) Hóa đơn điện tử không hợp pháp khi không đáp ứng được những trường hợp sau

– Hóa đơn không đáp ứng được các điều kiện của hóa đơn điện tử hợp pháp;

– Hoặc thuộc các trường hợp sau: khóa học kế toán thuế

+ Sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn điện tử khi không đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử khi chưa có mã của cơ quan thuế để gửi cho người mua đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế cho người mua sau khi có thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

+ Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử là việc lập khống hóa đơn điện tử; dùng hóa đơn điện tử của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; lập hóa đơn điện tử phản ánh giá trị thanh toán thấp hơn thực tế phát sinh; dùng hóa đơn điện tử quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.

>>>Xem thêm: Các vấn đề về hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018

2. Nguyên tắc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

Theo điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính quy định như sau:

– Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xử hàng hóa phải đáp ứng các quy định (nêu tại khoản 2,3,4 Điều này) và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

– Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định (nêu tại khoản 2,3,4 Điều này) nghiệp vụ logistics

Hóa đơn giấy
Hóa đơn giấy

»»»»» Review Học Kế Toán Online Ở Đâu Tốt

3. Điều kiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phải đáp ứng các điều kiện chuyển đổi theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính.

+ Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc

+ Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi gừ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

+ Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý:

Khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử. nên học kế toán ở đâu

Về ký hiệu riêng trên hóa đơn điện tử:

 Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

+ Dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”)

+ Họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi

+ Thời gian thực hiện chuyển đổi

Theo điều 10 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ ban hành quy định như sau:

– Hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy.

– Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi. diễn đàn kế toán

– Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

Nguồn tham khảo: Kế toán Lê Ánh

Trên đây là những quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy theo Nghị định mới nhất. Bài viết được biên soạn bởi đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm của Nghiệp vụ kế toán thuế, mong rằng bài viết hữu ích với bạn!

Nghiệp vụ kế toán chúc bạn thành công !

học kế toán ở đâu tốt nhất

5/5 - (2 bình chọn)
 

Leave a Reply