Thuế khoán hộ kinh doanh là gì? Các khoản thuế phải nộp của hộ kinh doanh? Mức thuế khoán của hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Thời hạn nộp thuế khoán của hộ kinh doanh? Hay cách tính thuế khoán của hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Trong bài viết dưới đây Nghiệp vụ kế toán thuế sẽ thông tin đến bạn đọc mức thuế khoán hộ kinh doanh cá nhân và cách tính mới nhất
1. Thuế Khoán Hộ Kinh Doanh Là Gì?
»»» Học Kế Toán Thực Hành Tại Hà Nội Ở Đâu Tốt?
Thuế khoán là cách tính thuế đối với hộ kinh doanh chọn phương pháp kê khai thuế theo phương pháp khoán.
⇒ Đây là phương pháp tính thuế tính theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán căn cứ quy định tại Điều 51 của Luật Quản lý thuế.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ trừ khi hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai và trường hợp cá nhân kinh doanh thuộc nộp thuế theo từng lần sản xuất.
2. Các Loại Thuế Hộ Kinh Doanh Cá Thể Phải Nộp
Căn cứ quy định về quản lý thuế, các loại thuế chính mà hộ kinh doanh gia đình hay còn được gọi là hộ kinh doanh cá thể phải nộp là:
– Lệ phí (thuế) môn bài
– Thuế GTGT
– Thuế thu nhập cá nhân
Ngoài các loại thuế kể trên, thì kinh doanh cá thể còn phải nộp các loại thuế khác như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh các hàng hóa thuộc đối tượng phải chịu các loại thuế này.
3. Quy Định Về Thuế Khoán Hộ Kinh Doanh
Thuế khoán được áp dụng đối với một số cá nhân, hộ kinh doanh, với các mức thuế khoán, cách tính và phương pháp tính được quy định trong Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Đối tượng áp dụng thuế khoán là: Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 của Thông tư 40/2021/TT-BTC, đối tượng áp dụng phương pháp nộp thuế khoán là:
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nằm trong trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh nằm trong trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Theo như trên, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ sẽ phải nộp thuế theo phương pháp khoán trừ các trường hợp nhất định.
4. Mức Thuế Khoán Hộ Kinh Doanh Cá Thể
a. Mức thuế môn bài của hộ kinh doanh cá thể:
Căn cứ theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài:
– Cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm đạt từ 100 triệu đồng trở xuống thì nằm trong đối tượng được miễn lệ phí môn bài.
– Mức lệ phí môn bài đối với các cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới đây:
+ Cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm đạt trên 500 triệu đồng thì lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
+ Cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm đạt trên 300 – 500 triệu đồng thì lệ phí môn bài là 500.000 đồng/năm.
+ Cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm đạt trên 100 – 300 triệu đồng thì lệ phí môn bài là 300.000 đồng/năm.
b. Mức thuế GTGT, thuế TNCN hộ kinh doanh phải nộp
– Cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch đạt từ 100 triệu đồng trở xuống thì nằm trong trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không cần phải nộp thuế TNCN theo như quy định của pháp luật về thuế GTGT và thuế TNDN.
– Hộ kinh doanh cá thể có mức doanh thu năm dương lịch đạt từ trên 100 triệu đồng thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNDN dựa theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:
+ Mức thuế GTGT được tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ thuế GTGT
+ Mức thuế TNDN được tính:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN * Tỷ lệ thuế TNCN
– Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNDN đối với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu gồm có thuế (trường hợp phải chịu thuế) của toàn bộ tiền hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, tiền hoa hồng phát sinh trong kỳ tính thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gồm có:
+ Những khoản tiền thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền mặt.
+ Những khoản trợ giá, phụ thu, phí thu thêm được hưởng theo quy định.
+ Những khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, khoản bồi thường khác.
+ Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
Tham khảo: Học Kế Toán Tổng Hợp Online Ở Đâu Tốt?
5. Cách Tính Thuế Khoán Hộ Kinh Doanh Cá Thể
Thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng hay quý mà hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp, mức thuế khoán sẽ do Cơ quan thuế quy định dựa vào những thông tin doanh thu hoạt động thực tế của hộ kinh doanh.
Cách tính thuế GTGT và thuế TNCN của hộ kinh doanh cá thể như sau:
– Trường hợp hộ kinh doanh có doanh thu tính thuế đạt từ 100 triệu/năm trở xuống thì không cần phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng của năm dương lịch) gồm có: cá nhân mới kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân dừng hay nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không cần phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng);
– Doanh thu tính thuế để xác định số thuế cần phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
– Trong trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu như kinh doanh không trọn năm thì cá nhân sẽ được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng dừng hay nghỉ kinh doanh trong năm.
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN * Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
+ Doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNCN là doanh thu gồm có thuế (trường hợp chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
+ Trong trường hợp hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán có dùng hóa đơn của cơ quan thuế thì:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn
+ Trong trường hợp hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán không dùng hóa đơn của cơ quan thuế thì:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán
+ Trường hợp các cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hay xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán căn cứ quy định của pháp luật về quản lý thuế.
6. Một Số Câu Hỏi Về Thuế Khoán Hộ Kinh Doanh
#Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp là gì?
3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp là: Thuế môn bài, Thuế GTGT và Thuế TNCN. Ngoài các loại thuế kể trên, thì kinh doanh cá thể còn phải nộp các loại thuế khác như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh các hàng hóa thuộc đối tượng phải chịu các loại thuế này.
#Thời điểm để xác định doanh thu tính thuế môn bài cho hộ kinh doanh cá thể?
Hộ kinh doanh cá thể thành lập sau ngày 25/02/2020 sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên, vậy nên thời điểm bắt đầu tính doanh thu là từ tháng 1 năm tiếp theo sau năm thành lập.
#Hộ kinh doanh nào sẽ được miễn thuế?
Các hộ kinh doanh sau được miễn thuế môn bài là:
+ Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống
+ Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
+ Cá nhân, hộ kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định.
Bài viết trên đây là những thông tin liên quan đến mức thuế khoán của hộ kinh doanh cá thể và cách tính mới nhất.
Xem thêm:
- Học kế toán thuế ở đâu tốt
- Thuế Vãng Lai Là Gì? Quy Định Về Thuế Vãng Lai Mới Nhất
- Thuế Nhà Đất Là Gì? Các Trường Hợp Được Miễn Thuế Nhà Đất
- Thuế Gián Thu Là Gì? Phân Biệt Thuế Trực Thu Và Thuế gián Thu
- Thuế Nhập Khẩu Là Gì? Thuế Nhập Khẩu Tính Như Thế Nào?
Leave a Reply