Thông thường sẽ có những hình thức giao dịch như bằng tiền, bằng cách chuyển khoản… Tuy nhiên trong một số trường hợp doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt để giao dịch. Đó là những trường hợp nào? Các bạn quan tâm theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây:
Những trường hợp doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt trong giao dịch
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nên chú ý tuyệt đối không được thanh toán bằng tiền mặt trong những giao dịch sau đây:
1. Doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhược phần vốn góp vào doanh nghiệp
Thay vào đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức sau:
- Thanh toán bằng Séc; khóa học chứng chỉ kế toán trưởng
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền
- Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Quy định cấm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kể trên không áp dụng đối với cá nhân. Nói cách khác, các cá nhân hoàn toàn có thể thanh toán bằng tiền mặt khi thực hiện giao dịch góp vốn; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp. học kế toán thực hành online
2. Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau
3. Doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán (Chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng lý giao dịch UpCom)
4. Doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán
5. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT)
Khi thanh toán, doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để được tính chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
6. Doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt để thực hiện các giao dịch nộp tiền vào ngân sách nhà nước (như: tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp, phí, lệ phí…) hoc ke toan online
7. Doanh nghiệp là tổ chức sử dụng vốn nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch
Giao dịch ở đây trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo hướng dẫn của Thông tư 33/2014/TT-NHNN về trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt của các tổ chức sử dụng vốn nhà nước
Trong đó “Tổ chức sử dụng vốn nhà nước” được định nghĩa tại Điều 3 của Thông tư 33/2014/TT-NHNN
“Điều 3. Giải thích từ ngữ khóa học về nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức sử dụng vốn nhà nước là tổ chức có sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước.
2. Tổ chức có sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh là các tổ chức được Chính phủ bảo lãnh phát hành trái phiếu hoặc bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước.
3. Tổ chức sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các tổ chức vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. học kế toán trưởng online
4. Tổ chức sử dụng vốn đầu tư khác của Nhà nước là các tổ chức sử dụng vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các quỹ tập trung của Nhà nước khi thành lập doanh nghiệp và bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản phải nộp ngân sách được trích lại, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên quốc gia được Nhà nước giao và ghi tăng vốn nhà nước cho doanh nghiệp, các tài sản khác được Nhà nước giao cho doanh nghiệp.”
Trên đây Nghiệp vụ kế toán thuế đã thông tin đến các bạn 8 trường hợp doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt để giao dịch. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc lựa chọn hình thức giao dịch phù hợp
Xem thêm: Nên học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tại Hà Nội
Leave a Reply