Với quy định các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ năm 2020 thì việc nắm rõ kiến thức về chữ ký số và chứng thư số là rất cần thiết. Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử cần nắm rõ 4 thông tin về chữ ký số và chứng thư số như sau.
Căn cứ pháp lý: Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
1. Sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức
– Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số theo quy định tại Điều 6 Nghị định này chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
– Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.
2. Nội dung của chứng thư số
Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Tên của thuê bao. học kế toán online
- Số hiệu chứng thư số.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
- Khóa công khai của thuê bao.
- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
- Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Thuật toán mật mã.
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.Chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức
– Tất cả các cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu đều có quyền được cấp chứng thư số có giá trị như quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này. dạy kế toán online
– Chứng thư số cấp cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải nêu rõ chức danh và tên cơ quan, tổ chức của người đó.
– Việc cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào các tài liệu sau:
+ Văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hoặc chức danh nhà nước;
+ Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước đó.
4.Giá trị pháp lý của chữ ký số
– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. học kế toán trưởng ở đâu
– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
– Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
4.Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó. học xuất nhập khẩu online miễn phí
– Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; học thực hành kế toán ở đâu
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
– Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
5.Quy định về định dạng chứng thư số
Khi cấp chứng thư số, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng phải tuân thủ quy định về định dạng chứng thư số theo quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
Trên đây là Những thông tin quan trọng về chữ ký số và chứng thư số được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ admin của Nghiệp vụ kế toán thuế. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
>>>>Xem thêm: Quy trình lập và gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT điện tử
Bài viết được chia sẻ bởi Nghiệp vụ kế toán thuế. Để có đủ kiến thức để làm kế toán thực tế các bạn nên theo học một khóa học kế toán tổng hợp thực hành. Tham khảo bài viết Nên học kế toán thực hành ở đâu để lựa chọn được địa chỉ đào tạo kế toán uy tín
Leave a Reply