Quy trình lập và gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT điện tử

, , Leave a comment

Hoàn thuế GTGT điện tử  là việc Ngân sách nhà nước trả lại cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã mua hàng hóa số tiền thuế đã trả lúc mua hàng mà chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Vậy Những đối tượng nào được hoàn thuế GTGT điện tử; thủ tục và hồ sơ cần hoàn thuế GTGT điện tử cần chuẩn bị những? Mời các bạn tham khảo cụ thể bài viết sau của Nghiệp vụ kế toán thuế

1.Các trường hợp và đối tượng được hoàn thuế GTGT điện tử

Theo quy định được hướng dẫn tại Thông tư 130/2016/TT-BTC có các đối tượng hoàn thuế GTGT  cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. Trường hợp lũy kế sau ít nhất 12 tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất 4 quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

– Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì  được hoàn thuế GTGT. học chứng chỉ kế toán

– Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới. Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì doanh nghiệp thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

– Đối tượng được hoàn thuế GTGT là doanh nghiệp trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. bằng kế toán trưởng

+ Doanh nghiệp trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên.

+ Nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đã tính phân bổ như trên chưa được khấu trừ nhỏ hơn 300 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng/quý mà kết chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo; nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng/quý.

– Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh giải thể không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự  án đầu tư thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT. Trường hợp doanh nghiệp đã được hoàn thuế cho dự án đầu tư thì phải truy hoàn số thuế  đã được hoàn cho ngân sách nhà nước. khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm

– Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo. Trong đó đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án. điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.

– Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.

–  Doanh nghiệp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.

Quy trình lập và gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT điện tử

2.Các trường hợp được hoàn thuế GTGT điện tử

– Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư

– Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

– Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư học kế toán thuế online

– Trường hợp chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

– Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

– Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam

– Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam

– Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các cơ quan thuế được chọn áp dụng thí điểm phải có trách nhiệm:

+ Lựa chọn người nộp thuế

+ Có hồ sơ đề nghị hoàn thuế đáp ứng được các tiêu chí của Tổng cục Thuế đưa ra

+ Thuộc các trường hợp đã nếu phía trên.

Người nộp thuế được cơ quan Thuế lựa chọn sẽ tự xác định số tiền thuế giá trị gia tăng đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế, khai đề nghị hoàn thuế, lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. học chứng chỉ kế toán trưởng

3.Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng điện tử

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định .

– Các tài liệu khác theo quy định tại các điều từ Điều 50 đến Điều 56 (trừ Điều 53) của Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

– Văn bản giải trình, tài liệu bổ sung Văn bản huỷ đề nghị hoàn thuế (trong trường hợp bổ sung hoặc hủy hoãn thuế).

4.Quy trình lập và gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT điện tử

Quy trình lập và gửi hồ sơ hoàn thuế đối với người nộp thuế bao gồm các bước cụ thể sau:

– Bước 1: Người nộp thuế thực hiện lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

– Bước 2: Người nộp thuế nhận thông báo từ cơ quan Thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử, việc xác nhận nộp và thời gian trả lời kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế điện tử.

– Bước 3: Người nộp thuế nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế điện tử (các Thông báo, Quyết định trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế) từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Lưu ý:

+ Với trường hợp người nộp thuế muốn giải trình, bổ sung thêm các thông tin, tài liệu, thì sẽ thực hiện các thao tác trên bằng cách gửi những văn bản giải trình, hồ sơ bổ sung thông tin qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. học kế toán tổng hợp online

+ Trường hợp muốn huỷ hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử, người nộp thuế sẽ gửi văn bản huỷ đề nghị hoàn thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Có 2 điều mà người nộp thuế nên lưu ý khi tiến hành làm thủ tục hoàn thuế:

+ Đối với hồ sơ khai thuế đã có đầy đủ các nội dung khai đề nghị hoàn thuế thì thực hiện đồng thời hai việc lập và gửi hồ sơ khai thuế điện tử.

+ Còn đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế là giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN và các tài liệu kèm theo thì người nộp thuế sẽ thiết lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế, ký điện tử và gửi tiền đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

– Bước 4: Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế qua mạng, cơ quan thuế sẽ gửi quyết định hoàn thuế, hoặc quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, hoặc của tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu điện tử trung gian.

+ Nhờ cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, người nộp thuế có thể biết được hồ sơ hoàn thuế của mình đang được giải quyết chưa, có vướng mắc gì không, hoặc cần phải bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ gì không thông qua mạng.

+ Trong vòng 6 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế, người nộp thuế sẽ nhận được câu trả lời có hay không được hoàn thuế từ cơ quan thuế.

Trên đây là quy trình lập và gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT điện tử được tổng hợp và biên soạn bới đội ngũ admin của Nghiệp vụ kế toán thuế. Mong bài viết giúp bạn đọc nắm rõ được công việc và hoàn thành tốt công việc của mình.

>>>>>Tham khảo thêm: nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Nghiệp vụ kế toán thuế chức các bạn thành công!

Để hiểu rõ và nắm chắc được các kiến thức về kế toán, các bạn nên tham khảo thêm các khóa học kế toán tại trung tâm. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về học kế toán thuế ở đâu tốt nhất

5/5 - (2 bình chọn)
 

Leave a Reply