Thuế Chuyển Nhượng Cổ Phần – Cách Tính, Kê Khai, Nộp Thuế

, , Leave a comment

Thuế chuyển nhượng cổ phần là khoản thuế khá là phổ biến ở nước ta hiện nay bởi sự nhộn nhịp của thị trường chứng khoán và nhu cầu huy động vốn của các công ty cổ phần. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn liệu mình có cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp này hay không?

Cùng Nghiệp Vụ Kế Toán Thuế tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi trên trong bài viết ngày hôm nay nhé.

I. Chuyển Nhượng Cổ Phần Có Phải Nộp Thuế Không?

Để trả lời cho câu hỏi trên thì chúng ta cùng phải hiểu được khái niệm “Thuế chuyển nhượng cổ phần”, từ đó mới có cơ sở để xem xét việc chuyển nhượng cổ phần có cần nộp thuế hay là không.

1. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần

Hiện nay, khái niệm thuế thu nhập cá nhân chưa được pháp luật định nghĩa cụ thể, nhưng dựa theo các quy định của pháp luật, các thông tư có liên quan như Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC thì có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, được tính trực tiếp trên thu nhập của người chịu thuế và thu nhập đó đã trừ các khoản giảm trừ cũng như các khoản miễn thuế.”

Trong đó, thuế chuyển nhượng cổ phần là một trong những hình thức của thuế thu nhập cá nhân với cái tên đầy đủ là thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần.

»»» Học Kế Toán Thực Hành Tại Hà Nội Ở Đâu Tốt?

Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần

2. Chuyển nhượng cổ phần, vốn góp có phải nộp thuế không?

Thu nhập thu được từ việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần dùng tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thuộc vào thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

“Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.”

Cụ thể, các khoản thu nhập như sau sẽ được quy định là thu nhập chịu thuế và nộp thuế theo quy định:

Thu nhập từ việc kinh doanh:

  • Nguồn thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm.
  • Thu nhập từ hoạt động hành nghề có chứng chỉ, giấy phép hành nghề theo quy định đối với cá nhân.
  • Nguồn thu nhập này không tính khoản thu nhập của các cá nhân kinh doanh có thu nhập < 100 triệu VND/năm.

Thu nhập từ tiền lương và tiền công

  • Thu nhập từ vốn đầu tư: lãi cho vay, lợi tức, lợi nhuận và các nguồn khác sau khi trừ lãi từ trái phiếu chính phủ.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, chuyển nhượng chứng khoán và một số hình thức khác….

Thu nhập từ việc chuyển nhượng, bàn giao bất động sản.

  • Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng: Xổ số, chương trình khuyến mãi,…
  • Thu nhập từ chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền.
  • Thu nhập từ việc thừa kế, nhận quà tặng là cổ phần, chứng khoán, vốn góp, bất động sản và một số loại tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định…

Tóm lại, việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần sẽ được coi là chuyển nhượng chứng khoán và mỗi lần chuyển nhượng thì bắt buộc các bạn phải kê khai hồ sơ thuế và tiến hành nộp thuế, trừ những trường hợp có cam kết khác và quy định khác theo pháp luật.

Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online Ở Đâu Tốt?

II. Cách Tính Thuế Chuyển Nhượng Cổ Phần

1. Đối với nguyên tắc áp dụng chung theo thuế suất 20%:

Cá nhân chuyển nhượng cổ phần áp dụng nộp thuế chuyển nhượng cổ phần theo thuế suất 20% là cá nhân đã đăng ký thuế, có mã số thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và các định được thu nhập tính thuế của từng loại chứng khoán theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2, Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC

Cách tính thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần như sau:

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 20%

2. Đối với trường hợp áp dụng thuế suất 0,1%:

Cá nhân chuyển nhượng cổ phần phải tạm nộp thuế chuyển nhượng cổ phần theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần kể cả trường hợp áp dụng thuế suất 20%.

Cách tính thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng cổ phần (chứng khoán) từng lần x Thuế suất 0,1%

III. Cách Kê Khai Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chuyển Nhượng Cổ Phần

Nguyên tắc khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:

– Cá nhân chuyển nhượng cổ phần (chứng khoán) của công ty đại chúng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, công ty chứng khoán công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

– Cá nhân chuyển nhượng cổ phần (chứng khoán) không thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán:

+ Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không khai thuế chuyển nhượng cổ phần trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế và khai thuế chuyển nhượng cổ phần theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

+ Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế và khai thuế chuyển nhượng cổ phần theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

– Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thuộc trường hợp nêu tại tiết a.1, a.2, khoản này khai thuế theo từng lần phát sinh.

– Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế chuyển nhượng cổ phần thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế chuyển nhượng cổ phần thay cho cá nhân đó.

Khi đó, doanh nghiệp khai thay cá nhân phải ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp.

– Cuối năm nếu cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có yêu cầu quyết toán thuế thì thực hiện khai quyết toán thuế chuyển nhượng cổ phần trực tiếp với cơ quan thuế.

IV. Hồ Sơ Nộp Thuế Chuyển Nhượng Cổ Phần

Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung tại điểm điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC hồ sơ khai thuế sẽ chia làm 2 loại đó là: Hồ sơ khai từng lần phát sinh và Hồ sơ khai quyết toán thuế.

1. Hồ sơ khai từng lần phát sinh khi nộp thuế chuyển nhượng cổ phần:

Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp thuộc trường hợp khai trực tiếp với cơ quan thuế theo hướng dẫn tại tiết a.3 của khoản này bao gồm các giấy tờ:

  • Bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, chứng khoán
  • Tờ khai theo mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;

Trong đó, Cơ quan Thuế khi lập Thông báo số thuế phải đính kèm theo các mẫu số 04-1/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi đến cá nhân lập hồ sơ kê khai.

2. Hồ sơ khai quyết toán thuế khi nộp thuế chuyển nhượng cổ phần:

Hồ sơ khai quyết toán thuế quy định đối với cá nhân nhận thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần gồm có các giấy tờ sau:

  • Bảng kê chi tiết cổ phần, vốn góp, chứng khoán đã chuyển nhượng trong năm theo mẫu số 13-1/BK-TNCN kèm theo thông tư này.
  • Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 13/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã được khấu trừ trong năm và cá nhân ký xác nhận, cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
  • Bản chụp các chứng từ, các hóa đơn chứng minh chi phí khác có liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp và cá nhân ký nhận, cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
  • Sau khi hoàn thiện các giấy tờ theo quy định, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ và nộp tiền thuế chuyển nhượng cổ phần theo quy định.

V. Nộp Thuế Chuyển Nhượng Cổ Phần Ở Đâu?

Không phải lúc nào bạn cũng có thể nộp hồ sơ kê khai thuế và nộp thuế chuyển nhượng cổ phần tại bất cứ chi cục thuế nào thuận tiện cho bạn mà bạn phải nộp tại đúng cơ quan thuế quản lý trực thuộc theo quy định pháp luật.

– Trường hợp cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế từng lần phát sinh nêu tại điểm a.3 điểm a khoản 5 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà cá nhân chuyển nhượng cổ phần hoặc nơi cá nhân làm việc hoặc nơi phát sinh công việc tại Việt Nam (trường hợp cá nhân không làm việc tại Việt Nam).

– Trường hợp cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế sẽ nộp hồ sơ quyết toán thuế chuyển nhượng cổ phần như sau:

  • Cá nhân chỉ chuyển nhượng chứng khoán tại một Công ty chứng khoán nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán.
  • Các trường hợp chuyển nhượng cổ phần khác, cá nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân đang cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

VI. Thời Hạn Nộp Thuế Chuyển Nhượng Cổ Phần

Cá nhân và công ty nộp thuế chuyển nhượng cổ phần cần để ý và nắm rõ thời gian nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế nhằm làm tròn nghĩa vụ công dân.

Thời hạn nộp thuế chuyển nhượng cổ phần

1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chuyển nhượng cổ phần:

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp kê khai thuế với cơ quan thuế quản lý chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật (Theo bổ sung của thông điểm d khoản 3 điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC)

– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chuyển nhượng cổ phần chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

– Đối với trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chuyển nhượng cổ phần chậm nhất là trước khi công ty làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn nộp thuế chuyển nhượng cổ phần:

– Thời hạn nộp thuế chuyển nhượng cổ phần chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế.

VII. Mức Phạt Chậm Nộp Thuế TNCN Từ Chuyển Nhượng Cổ Phần

Nhiều khi cá nhân nhớ nhầm hạn nộp hay nhiều việc quá mà quên mất khoản thuế chuyển nhượng cổ phần phải nộp, quy định của pháp luật tại Điều 9, Thông tư 166/2013/TT-BTC về mức phát nộp chậm thuế chuyển nhượng vốn như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp đồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền 700.000 VNĐ, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 VNĐ hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức đa không quá 1.000.000 VNĐ đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này)

3. Phạt tiền 1.400.000 VNĐ nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 VNĐ hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 VNĐ đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

4. Phạt tiền 2.100.000 VNĐ, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền tối thiểu không dưới 1.200.000 VNĐ hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không quá 3.000.000 VNĐ đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

5. Phạt tiền 2.800.000 VNĐ, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền tối thiểu không dưới 1.600.000 VNĐ hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không quá 4.000.000 VNĐ đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

6. Phạt tiền 3.500.000 VNĐ, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền tối thiểu không dưới 2.000.000 VNĐ hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không quá 5.000.000 VNĐ đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Thông tư này.

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).

d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm”.

7. Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

8. Không áp dụng các mức phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, tăng thời hạn nộp thuế chuyển nhượng cổ phần.

Nghiệp Vụ Kế Toán Thuế đã chia sẻ cho các bạn kiến thức và thông tin chi tiết về thuế chuyển nhượng cổ phần, cách khai thuế và cách tính thuế, hồ sơ kê khai và thời hạn nộp thuế chuyển nhượng cổ phần mà bạn cần lưu tâm. Chúc các bạn luôn thành công!

Tham khảo thêm: 

Đánh giá
 

Leave a Reply