Thuế giá trị gia tăng là gì? Những đối tượng nào phải chịu thuế giá trị gia tăng hay cách tính thuế GTGT như thế nào? Hãy cùng CẬP NHẬT những quy định mới nhất về Thuế giá trị gia tăng trong bài viết dưới đây của Nghiệp vụ kế toán thuế
>>>>>>>>>>> REVIEW Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online Tốt Nhất
I – Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (tiếng anh là VAT – Value-Added Tax), là một loại thuế gián thu được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp.
Do VAT có mục đích là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ, cho nên hàng xuất khẩu (theo định nghĩa này thì người tiêu dùng ở nước ngoài) thường không phải chịu thuế VAT hoặc cách khác, VAT đối với người xuất khẩu được hoàn lại.
Hiểu đơn giản:
Thuế GTGT là loại thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ về thuế giá trị gia tăng của ĐIỆN:
Đối với điện thì theo Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng thì phải chịu thuế suất thuế GTGT là 10%. Người tiêu dùng điện và người cung cấp điện đều là đối tượng chịu mức thuế này vì người tiêu dùng là đối tượng được quy định trong Điều 2 Luật thuế GTGT còn người cung cấp điện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Xem thêm: Đặc Điểm Của Thuế Giá Trị Gia Tăng
II – Văn Bản Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng Mới Nhất
(Luật thuế giá trị gia tăng mới nhất, thông tư mới nhất về thuế giá trị gia tăng, nghị định mới nhất về thuế giá trị gia tăng)
– Luật thuế GTGT 2008 số 13/2008/QH12.
– Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
– Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế.
– Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.
– Nghị định 92/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng.
– Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
– Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ dung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
– Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
– Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.
– Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
– Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
– Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
– Thông tư 193/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
– Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
– Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các thông tư về thuế.
– Các văn bản sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn khác.
III – Đối Tượng Chịu Thuế Giá Trị Gia Tăng
– Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề thuế có thể kể đến như là:
Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất những dịch vụ, hàng hóa hoặc là hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu các mặt hàng nằm trong nhóm đối tượng phải chịu thuế.
– Cũng dựa theo các quy định của luật thuế hiện hành thì hầu như những sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất, tiêu dùng trong đời sống thường ngày thì đều thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.
– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.
IV – Cách Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng
Công thức tính thuế giá trị gia tăng:
Thuế GTGT = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT
Xem thêm:
- Giá tính thuế giá trị gia tăng theo quy định mới nhất
- Đối tượng chịu thuế suất GTGT 0%
Cụ thể: Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng chịu thuế là DOANH NGHIỆP như sau:
Trong luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, có quy định rõ ràng rằng: Để tính được thuế GTGT của doanh nghiệp ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp đó là
- Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng
- Phương pháp khấu trừ thuế.
Bên cạnh đó pháp luật cũng hướng dẫn chi tiết cách tính thuế giá trị gia tăng đối với từng phương pháp nhất định.
*Tính thuế GTGT theo Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng
+ Đối tượng áp dụng ở đây đó chính là các hợp tác xã hay các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng trong 1 năm; người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nhưng có hoạt động kinh doanh và có doanh thu tại nước ta trong trường hợp chưa hoàn thiện đầy đủ các chế độ về chứng từ, hóa đơn hoặc kế toán; ngoài ra còn có các cá nhân, hộ kinh doanh, v.v …
Cụ thể: Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó, quy định về tỷ lệ % đó là:
- Cung cấp và phân phối hàng hóa: 1%
- Dịch vụ xây dựng nhưng không bao thầu nguyên – vật liệu: 5%
- Các dịch vụ liên quan đến vận tải, sản xuất có gắn với những hàng hóa phục vụ hoạt động xây dựng có kèm theo bao thầu nguyên – vật liệu: 3%
- Những hoạt động kinh doanh khác: 2%
*Tính thuế giá trị gia tăng theo Phương pháp khấu trừ
+ Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng này đó chính là những cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện về chứng từ, hóa đơn hay chế độ kế toán, v.v … theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh trên còn phải có thêm điều kiện là có doanh thu từ 01 tỷ đồng trở lên trong một năm.
Không áp dụng phương pháp tính thuế này đối với cá nhân hoặc hộ kinh doanh.
Cụ thể: Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – Số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi đã được khấu trừ.
Trên đây Nghiệp vụ kế toán thuế đã cập nhật những quy định mới nhất về Thuế Giá Trị Gia Tăng – những đối tượng chịu thuế GTGT và cách tính thuế GTGT theo 2 phương pháp hiện hành, mong rằng bài viết đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các bạn!
Tham khảo: Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất Hà Nội
Leave a Reply