Thuế Nhà Đất Là Gì? Các Trường Hợp Được Miễn Thuế Nhà Đất

, , Leave a comment

Thuế nhà đất là gì? Đối tượng phải chịu thuế nhà đất? Trường hợp nào được miễn thuế nhà đất? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của nghiệp vụ kế toán thuế để được giải đáp các thắc mắc trên.

thuế nhà đất

>>>Tham khảo: Review Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Tại Hà Nội TPHCM Tốt Nhất

1. Thuế nhà đất là gì

Thuế nhà đất là thuế gián thu và áp dụng cho đất ở, đất xây dựng công trình, nhà của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

2. Đối tượng chịu thuế nhà đất

  • Tất cả đất đều nằm trong diện chịu thuế nhà đất, trừ đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
  • Đất nằm trong khu dân cư ở thành thị và nông thôn gồm: diện tích đất đăng ký trên sổ đỏ như đất đã xây nhà, đất làm vườn, ao, đường đi, sân, kể cả đất bỏ trống quanh nhà.
  • Trong trường hợp đất chưa xây nhà ở nhưng đã được cấp giấy phép thì vẫn phải đóng thuế nhà đất.
  • Đất xây dựng các công trình giao thông, công trình nhà ở, hoặc xây dựng hệ thống mô hình nuôi trồng thủy sản (là tất cả đất thuộc quy mô công trình kể cả các phần bao quanh như hồ điều hòa, diện tích làm khu vui chơi trong các khu đô thị).
  • Các công trình đã đăng ký nhưng chưa xây dựng vẫn phải nộp thuế nhà đất.

3. Các trường hợp được miễn thuế nhà đất

thuế nhà đất là gì

Các trường hợp nhà, đất được miễn thuế trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng theo điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP như sau:

(1). Nhà, đất là trụ sở của cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan Đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và nhà ở của người đứng đầu cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan Đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam.

(2). Đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê sử dụng vào các mục đích sau:

+ Sử dụng vào mục đích công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Thăm dò, khai thác khoáng sản; nghiên cứu khoa học theo giấy phép hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (không phân biệt đất trong hay ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất), đầu tư xây dựng nhà để chuyển nhượng, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng để tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư xây dựng nhà để chuyển nhượng. Các trường hợp này nếu đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng để cho thuê hoặc tự sử dụng thì phải nộp lệ phí trước bạ.

(3). Đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Đất nông nghiệp chuyển đổi quyền sử dụng giữa các hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai.

(4). Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

(5). Đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê của tổ chức, cá nhân đã có quyền sử dụng đất hợp pháp.

(6). Nhà, đất sử dụng vào mục đích cộng đồng của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng được Nhà nước công nhận hoặc được phép hoạt động.

(7). Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

(8). Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

(9). Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở.

(10). Nhà, đất, tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

(11). Nhà, đất thuộc tài sản công dùng làm trụ sở cơ quan của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

(12). Nhà, đất được bồi thường, tái định cư (kể cả nhà, đất mua bằng tiền được bồi thường, hỗ trợ) khi Nhà nước thu hồi nhà, đất theo quy định của pháp luật.

(13). Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng khi đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng được miễn thuế nhà đất như

+ Tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng chung của hộ gia đình hoặc của các thành viên gia đình khi phân chia tài sản đó theo quy định của pháp luật cho các thành viên gia đình đăng ký lại; tài sản hợp nhất của vợ chồng sau khi kết hôn; tài sản phân chia cho vợ, chồng khi ly hôn theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

+ Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng khi được cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản do giấy chứng nhận bị mất, rách nát, ố, nhòe, hư hỏng. Tổ chức, cá nhân không phải kê khai, làm thủ tục miễn lệ phí trước bạ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp này.

+ Trường hợp khi cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phát sinh chênh lệch diện tích đất tăng thêm nhưng ranh giới của thửa đất không thay đổi thì được miễn nộp lệ phí trước bạ đối với phần diện tích đất tăng thêm.

+ Tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật Đất đai từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

+ Trường hợp khi đăng ký lại quyền sử dụng đất do được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà không thay đổi người có quyền sử dụng đất và không thuộc đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất…

(14). Nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà được hỗ trợ mang tính chất nhân đạo, kể cả đất kèm theo nhà được đăng ký sở hữu, sử dụng tên người được tặng.

(15). Nhà xưởng của cơ sở sản xuất; nhà kho, nhà ăn, nhà để xe của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhà xưởng theo quy định tại khoản này được xác định theo pháp luật về phân cấp công trình xây dựng.

(16). Nhà ở, đất ở của hộ nghèo; nhà ở, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn, Tây Nguyên; nhà ở, đất ở của hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

(17). Nhà, đất của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; môi trường theo quy định của pháp luật đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phục vụ cho các hoạt động này.

(18). Nhà, đất của cơ sở ngoài công lập đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phục vụ cho các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.

(19). Nhà, đất của doanh nghiệp khoa học và công nghệ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật.

4. Nộp thuế nhà đất ở đâu

lệ phí trước bạ nhà đất

Nếu người nộp thuế có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì tổng diện tích các thửa đất ở là diện tính được tính thuế trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Người sở hữu sẽ đăng ký và nộp thuế nhà đất như sau:

Người nộp thuế phải đi đăng ký và nộp thuế tại các cơ quan thuế của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất.

Người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng có một hoặc nhiều thửa đất ở vượt hạn mức cho phép thì người nộp thuế vẫn được lựa chọn một nơi có thửa đất ở vượt hạn mức để xác định được diện tích vượt hạn mức của các thửa đất.

5. Cách tính thuế nhà đất

Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) – Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

Trong đó:

Số thuế phát sinh = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất %

a. Diện tích đất ở

Diện tích đất ở tính thuế được tính theo các trường hợp khác nhau như sau:

– Trường hợp 1: Nếu người nộp thuế có nhiều thửa đất ở trong một tỉnh thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở thuộc diện chịu thuế trong tỉnh.

– Trường hợp 2: Trường hợp đất đã được cấp sổ đỏ thì diện tích tính thuế là diện tích được ghi trên sổ; nếu diện tích đất trên sổ nhỏ hơn diện tích thực tế thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế.

– Trường hợp 3: Nếu hộ gia đình, cá nhân hay nhiều tổ chức khác nhau cùng sử dụng trên một thửa đất mà chưa được cấp sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng của từng người nộp thuế.

– Trường hợp 4: Nếu nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất đã được cấp sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất ghi trên sổ.

b. Giá của 1m2 đất ở tính thuế

Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.

c. Thuế suất

Bậc 1: Diện tích trong hạn mức là 0.03%

Bậc 2: Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức là 0.07%

Bậc 3: Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức là 0.15%

Vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về thuế nhà đất. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về thuế nhà đất.

>>Xem thêm:

Thuế Nhập Khẩu Là Gì? Thuế Nhập Khẩu Tính Như Thế Nào?

Mức Đóng Thuế Môn Bài Mới Nhất

Cách Lập Và Nộp Tờ Khai Thuế Môn Bài Mới Nhất

Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Hệ thống tài khoản kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Đánh giá
 

Leave a Reply