Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam

, , Leave a comment

Ngày 15/02/2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán (CMKT) đợt IV, trong đó có CMKT số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” được coi là chìa khóa quan trọng giúp các doanh nghiệp (DN) giải quyết các vướng mắc gặp phải khi hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Bài viết phân tích về thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện nó.

I. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam

1. Những thành quả đạt được trong lĩnh vực tài chính và kế toán đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

Qua khảo sát thực tế kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho thấy đất nước ta đang trên đà đổi mới toàn điện, tạo ra nhiều điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài phát triển. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định: vba trong excel

Một là, trong xu thế hội nhập, Nhà nước đã kịp thời ban hành các chính sách, chế độ phù hợp, tương thích với chính sách, chế độ quốc tế.

Đối với việc ban hành CMKT số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”: Trước đây, thuế TNDN chỉ được coi là một khoản nợ phải trả đối với ngân sách nhà nước; khi thanh toán xong tức là doanh nghiệp đã hoàn tất nghĩa vụ với Nhà nước. 

Bước chuyển biến rõ nhất khi Chuẩn mực số l7 “thuế TNDN” ra đời là coi thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản chi phí và là một khoản chi phí đặc biệt, đã là một khoản chi phí thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất quan tâm, bởi chi phí là một nửa “sức sống của doanh nghiệp”. lớp học thực hành kế toán tổng hợp

Theo VAS 1, chi phí được ghi nhận khi khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sắn hoặc tăng nợ phải trả. Ở đây có thể thấy, việc xác định thuế thu nhập phải nộp làm cho doanh nghiệp tăng thêm một khoản nợ phải trả, đồng thời nó cũng làm giảm lợi ích kinh tế của doanh nghiệp khi phải thanh toán cho Nhà nước, giảm tài sản của doanh nghiệp. Do đó, việc coi thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại chi phí là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, đây là một khoản chi phí đặc biệt do nó không phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất – kinh doanh, nhưng có thể coi nó cũng bị giảm trừ vào số lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp được nhận lại sau mỗi kỳ kinh doanh. VAS 17 ra đời cũng khắc phục được những tồn tại về vấn đề hạch toán trước đó như khoản lỗ hay ưu đãi chưa sử dụng trước đó không hạch toán, nhưng đến VAS 17 thì những khoản này được hạch toán rõ ràng và đặc biệt khi VAS 17 ra đời thì thời gian quyết toán thuế có thể là sau hay trước khi lập báo cáo tài chính thì đều có cách điều chỉnh trực tiếp năm có sự thay đổi, mà không cần dồn sang năm sau như trước đây. nguồn nhân lực là gì

Đối với việc ban hành chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn mình. Nhà nước ta đã có những ưu đãi đối với các doanh nghiệp, trong tất cả các sắc thuế thì thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến ưu đãi nhiều nhất,

Chính sách ưu đãi rất có hiệu quả, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, ăn nên làm ra, tập trung được vốn để vượt qua giai đoạn gian nan ban đầu.

Hai là, thành quả từ việc các doanh nghiệp thực hiện chính sách, chế độ về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. yêu người bằng tuổi

Thời gian này, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Kế toán, chế độ kế toán đã đi vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã hiểu Chính sách thuế, Luật Kế toán, chế độ kế toán và tôn trọng pháp luật thuế, kế toán.

Trình độ chung toàn xã hội ngày càng được nâng lên nên trình độ kế toán của từng doanh nghiệp cũng nâng lên rõ rệt. Các doanh nghiệp ngày càng coi trọng công tác kế toán hơn, ngày càng xác định được đúng vai trò thực sư của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới làm môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh sôi động hơn và đặc biệt doanh nhân Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm quản lý, trình độ khoa học công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng hơn.

Các DN đã nhanh chóng đổi mới phương thức hoạt động SXKD, nâng cao công tác tổ chức quản lý để phù hợp với yêu cầu chung, không ngừng phát triển và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.                      hạch toán kế toán xây dựng công trình

Về công tác kế toán nói chung và kế toán thuế TNDN nói riêng trong các DN Việt Nam đã được tổ chức tương đối hợp lý, cụ thể có tính chất đồng bộ, thống nhất, số kế toán ghi chép rõ ràng thuận tiện cho yêu câu quản lý của cấp trên. Kế toán đã thể hiện đúng vai trò là phản ánh quá trình hoạt động SXKD của DN thông qua việc thu nhân, xử lý, cung cấp thông tin. Thông qua hệ thống kế toán dễ dàng đánh giá được tình trạng tài chính của DN nhờ hệ thống sổ kế toán theo dõi chi tiết, cụ thể hoạt động xảy ra tại đơn vị.

Qua khảo sát thực tế, các doanh nghiệp đã áp dụng kịp thời sự đổi mới trong lĩnh vực kế toán như việc áp dụng chế độ kế toán mới cho bản thân DN phù hợp với loại hình DN, chế độ áp dụng quy định, chuẩn mực kế toán Việt Nam, các Quyết định số 15/2006/QÐ-BTC và 48/2006/QĐ-BTC…, mặc dù sự áp dụng đó chưa được hoàn thiện theo quy định. địa chỉ học kế toán tại cầu giấy

Đặc biệt, theo sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin của khu vực và thế giới, các DN Việt Nam đã hiện đại hóa trong công tác kế toán bằng cách sử dụng máy vi tính, cài đặt các phần mềm kế toán. Điều đó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán, việc cập nhật chứng từ kế toán thường xuyên, liên tục đảm bảo cung cấp kịp thời cho quản lý, giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy kế toán trước đây. Do vậy, bộ máy kế toán ở các DN tuy nhỏ, nhưng đảm đương một khối lượng công việc kế toán tương đối lớn. Nhiệm vụ của nhân viên kế toán được phân công đúng với năng lực chuyên môn của từng người. Công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở các doanh nghiệp Việt Nam phần nào đã theo chu trình kế toán nhất định, công tác khóa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính kịp thời góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế tài chính của các công ty. khóa học xuất nhập khẩu chuyên sâu

2. Tồn tại và nguyên nhân

+ Đối với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán

Đối việc ban hành các chính sách, chế độ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Bên cạnh việc Nhà nước ban hành Luật Kế toán, Luật Thuế, nghị định, thông tư hướng dẫn và chuẩn mực kế toán kịp thời, sửa đổi bổ sung sát với yêu cầu thực tiễn thì chính sách, chế độ kế toán của Nhà nước vừa thiếu lại chưa đồng bộ và còn chồng chéo. Chẳng hạn, ngày 15/2/2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực số 17 “thuế thu nhập doanh nghiệp”, nhưng cho đến ngày 20/3/2006 Bộ Tài chính mới ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Trong Điều 3 của Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ghi rõ: “Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo”, tuy nhiên để lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp phải tổng hợp số liệu cả năm, như vậy trong năm 2006 doanh nghiệp sẽ phải lập báo cáo tài chính Quý theo hai chế độ kế toán theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT và Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác kế toán nói chung và kế toán thuế TNDN nói riêng.

Đối việc ban hành chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc thực hiện theo Chuẩn mực và Thông tư này tương đối khó khăn.

VAS 17 chủ yếu được dịch từ Chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 (IAS 12), vì vậy do yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đã làm cho ngôn từ trong chuẩn mực chưa “Việt hóa” như chênh lệch tạm thời, chênh lệch vĩnh viễn, tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, Các khái niệm đó thường gây nhầm lẫn cho kế toán viên, vì vậy, để thực hiện chuẩn mực và hướng dẫn chuẩn mực số 17 là rất khó khăn.

Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Bên cạnh việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển đã tạo ra mặt trái khi doanh nghiệp tự xác định mức ưu đãi cho mình, một phần do vận dụng luật pháp kém, phần lớn hơn là ham lợi, cứ xác định là ưu đãi để được hưởng, để rồi khi cán bộ thuế kiểm tra mới chịu “bỏ cuộc”.

+ Đối với việc thực hiện khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam

Mặc dù các DN đã có áp dụng các CMKT Việt Nam, chế độ kế toán mới cho các DN theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, nhưng việc áp dụng tại các DN chưa hoàn thiện và chưa triệt để, đặc biệt trong công tác kế toán thuế TNDN. Cụ thể:

Một là, nhược điểm trong phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Đến ngày 21/12/2001, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC về việc bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, ban hành Quyết định số 1171/TC/CĐKT ngày 23/12/1996 về chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kế toán hạch toán thuế TNDN phải nộp trong năm trên TK 3334 đối ứng với TK 4212 như phần thực trạng trên. Như vậy, tại các doanh nghiệp Việt Nam đã không hạch toán thuế TNDN như chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Hai là, nhược điểm trong phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả: Theo quy định tại VAS 17 và chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC thì doanh nghiệp lớn phải nhận biết và theo dõi riêng các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả và phải hạch toán khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

Kế toán công ty phải theo dõi riêng khoản chênh lệch này và phải hạch toán riêng khoản thuế thu nhập hoãn lại phải nộp. Nhưng kế toán công ty đã phản ánh toàn bộ số tiền thu từ thanh lý TSCĐ trên vào thu nhập khác (cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp), mà không phản ánh chênh lệch tạm thời chịu thuế.

Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

II. Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam

1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Là hành lang pháp lý có quy định, nguyên tắc, rõ ràng, dễ làm, dễ hiểu, thống nhất giữa các văn bản đo các cơ quan khác nhau ban hành. Nhà nước cần phải rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản pháp lý phát hiện những điểm còn chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản, từ đó có giải pháp hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý trên. Nhà nước phải ban hành chế độ kế toán bắt buộc doanh nghiệp không thể không làm, không để tình trạng như hiện nay có nhiều kể hổ và doanh nghiệp muốn lý luận thế nào cũng đúng, có lợi cho doanh nghiệp là doanh nghiệp thực hiện những cán bộ chức năng cũng không có ý kiến gì vì đó là “quy định”, là “khuôn khổ pháp lý” của Nhà nước. Đối với doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài, Nhà nước vừa có quyền đưa ra khuôn khổ pháp lý phù hợp, vừa có nhiệm vụ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài bằng khuôn khổ pháp lý hợp lý.

Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung để hoàn thiện đồng bộ các cơ chế tài chính, chính sách thuế, chuẩn mực và chế độ kế toán. Bên cạnh đó hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế – xã hội như: Quản lý đất đai, thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh… Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách, chế độ trên tạo điều kiện thiết thực cho quản lý thu thuế được thuận lợi. Hoàn thiện cơ chế chính sách quy định về chức năng, nhiệm vụ để phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan nhà nước, cho cán bộ công chức.

Nhà nước cần phải “Việt hóa” cả ngôn từ lẫn nội dung đối với CMKT số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” để cho tất cả cán bộ quản lý, cán bộ kế toán các doanh nghiệp dễ hiểu và hiểu đúng một nghĩa duy nhất, để tránh trường hợp doanh nghiệp hiểu nước đôi làm như thế này cũng được, như thế kia cũng xong.

Nhà nước cần rà soát lại những thành quả đạt được và những hạn chế đối với chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, như trên phần nhược điểm đã phân tích Nhà nước nên xem xét lại chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nên bỏ hẳn chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà Nhà nước cần phải có biện pháp khác để kích thích đầu tư hiệu lực, hiệu quả.

Khuyến khích NNT sử dụng hóa đơn, chứng từ tự in và người dân lấy hóa đơn khi mua bán hàng hóa.

Khuyến khích NNT đăng ký tự in hóa đơn, chứng từ theo mẫu của Bộ Tài chính, tiến tới tất cả NNT lớn theo phương pháp kê khai khấu trừ, sử dụng nhiều hóa đơn, chứng từ phải đăng ký tự in hóa đơn, chứng từ. Việc cho phép NNT tự in hóa đơn, chứng từ sẽ giảm bớt được chi phí in ấn, quản lý hóa đơn, chứng từ của ngành Thuế và để cho NNT chủ động không phải mua hóa đơn, chứng từ của cơ quan thuế. Theo tổng kết của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, những doanh nghiệp tự in hóa đơn đều hoạt động có hiệu quả, có uy tín và ít sai phạm hơn rất nhiều trong quá trình phát hành và sử dụng hóa đơn so với những đơn vị khác. Tổng cục Thuế cho biết thời gian qua có một số trường hợp thành lập “doanh nghiệp ma” để mua bán hóa đơn VAT, gây thất thoát tiên của Nhà nước. “Việc cho phép doanh nghiệp tự in hóa đơn cũng là một cách giảm thiểu rủi ro này bởi mỗi đơn vị có hóa đơn tiền họ sẽ phải chịu trách nhiệm về số lượng phát hành và mục đích sử dụng bởi khi phát hiện sai phạm, đơn vị phát hành hóa đơn sẽ bị xử phạt rất nặng”, vì vậy, thực hiện phương hướng và giải pháp này đem lại hiệu quả cao cho Nhà nước.

2. Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam

Theo cách hạch toán đang được áp dụng tại các DN tại Việt Nam hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được hạch toán vào bên Nợ TK 4212 đối ứng với bên Có TK 3334, kế toán hoàn toàn không sử dụng TK 8211 để phản ánh thuế TNDN hiện hành phải nộp như một khoản chi phí thuế TNDN hiện hành, vì vậy đã không phần ánh đúng theo chế độ kế toán mới ban hành. Theo đó, các doanh nghiệp cần được hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng sau:

– Số thuế TNDN phải nộp trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hiện hành và hạch toán trên TK 8211. Hạch toán trên TK 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” không chỉ được hiểu đơn thuần chỉ là để hạch toán các khoản tiền thuế thu nhập phải nộp và đã nộp, mà phải bao gồm cả số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp xác định khi kết thúc năm tài chính được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

– Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước do DN tự xác định lớn hơn số thuế TNDN phải nộp đo phát hiện sai sót không trọng yếu được ghi giảm của các năm trước do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước (được hạch toán bên Nợ của TK 3334). Các doanh nghiệp điều chỉnh số dư đầu năm trên TK 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và TK 4212 “Lợi nhuận chưa phân phối năm trước” đối với số thuế TNDN phải nộp tăng hoặc số thuế TNDN phải nộp giảm của các năm trước do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trong yếu của các năm trước.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được hạch toán vào TK 8211 và được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong năm. Thực hiện được việc này, kế toán có thể theo dõi được thuế TNDN phải nộp trong năm, chứ không như trước đây các DN chỉ theo dõi thuế TNDN tạm kê khai trên tờ khai thuế thu nhập của mình và đến cuối năm kế toán chỉ theo dõi bên Có TK 3334 đối ứng với bên Nợ TK 421

Xem thêm: Cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý

Đánh giá
 

Leave a Reply