Cách Hạch Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN)

, , Leave a comment

Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là nghĩa vụ với nhà nước mà bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh nào cũng cần phải thực hiện. Khi doanh nghiệp tính và nộp thuế TNDN, kế toán hạch toán thuế TNDN như thế nào? Sử dụng tài khoản gì?

Bài viết dưới đây Nghiệp vụ kế toán thuế sẽ chia sẻ cách hạch toán thuế TNDN chính xác nhất

I. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định, không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư…

“Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.”

Hạch toán thuế TNDN

Tỷ lệ thuế suất sẽ dựa trên tài sản thu nhập hoặc tài sản chịu thuế. Thông thường, mức thuế suất để hạch toán thuế TNDN hiện nay là 20% trừ một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí chịu mức thuế suất từ 32% – 50%.
  • Doanh nghiệp hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm như vàng, bạc, bạch kim… sẽ chịu mức thuế suất thuế TNDN 50%.

Trong trường hợp địa hình khai thác có 70% diện tích là khó khăn thì sẽ được giảm mức thuế suất xuống 40%.

  • Một số doanh nghiệp nằm trong quy định tại Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính sẽ được hưởng mức thuế từ 10 – 20% nhằm khuyến khích hoạt động.

Xem thêm: Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Mới Nhất

Đối tượng phải nộp thuế TNDN và các đối tượng được miễn thuế TNDN

Đối tượng phải nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định(sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định củ pháp luật Viết Nam
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Như vậy, tất cả các doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở ở Việt Nam hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có phát sinh thu nhập ở Việt Nam đều là đối tượng nộp thuế TNDN.

Trường hợp được miễn thuế (Xem chi tiết: 12 khoản thu nhập miễn thuế TNDN mới nhất)

II. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định mới nhất, công thức hạch toán thuế TNDN như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế x Thuế suất Thuế TNDN

Trong đó:

Doanh thu tính thuế = Doanh thu chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ kết chuyển)

Doanh thu chịu thuế = Tổng doanh thu – Chi phí được trừ.

  • Tổng doanh thu được tính từ tổng tất cả các nguồn thu nhập mà doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh… mà doanh nghiệp đã nhận được hoặc chưa nhận được.
  • Các khoản lỗ liên kết là những khoản do doanh nghiệp tự chọn để bù vào khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chi phí được trừ là các khoản chi phát sinh dựa theo các quy định hạch toán thuế TNDN đã được ban hành.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sẽ được miễn thuế đối với phần trích ra để lập quỹ nghiên cứu, phát triển tài năng. Do vậy, cách hạch toán thuế TNDN đối với những tổ chức kinh doanh loại hình này như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu tính thuế – Quỹ khoa phát triển KH&CN) x Thuế suất Thuế TNDN.

Xem chi tiết: Cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý

III. Cách Hạch Toán Thuế TNDN

Cách hạch toán thuế TNDN

1. Tài khoản sử dụng hạch toán chi phí thuế TNDN

Tài khoản sử dụng hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp là TK 3334

a. Nội dung: Tài khoản 3334 phản ánh khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và tình hình tăng, giảm khoản thuế đó.

b. Kết cấu tài khoản hạch toán chi phí thuế TNDN

Bên Nợ:

  • Nộp thuế TNDN vào NSNN
  • Số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp

Bên Có:

  • Số thuế TNDN phải nộp
  • Số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp

Số dư: Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có

  • Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp
  • Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ.

Tham khảo: Học kế toán tổng hợp Online ở đâu tốt?

2. Cách hạch toán chi phí thuế TNDN một số nghiệp vụ

Trong nhiều trường hợp, do sai sót không trọng yếu của các năm về trước khiến việc hạch toán thuế TNDN tại năm hiện hành sẽ được tính tăng hoặc giảm.

Cụ thể như sau:

Trường hợp sai sót không trọng yếu dẫn đến việc phải bổ sung thuế của các năm trước dẫn đến việc tăng thuế của năm hiện tại sẽ được ghi:

  • Chi phí thuế TNDN hiện hành là Nợ TK 8211;
  • Thuế TNDN là Có 3334.

Trường hợp sai sót không trọng yếu của các năm trước dẫn đến việc được ghi giảm thuế của năm hiện hành thì sẽ được ghi:

  • Thuế TNDN là Nợ 3334;
  • Chi phí thuế TNDN hiện hành là Có TK 8211.

3. Cách hạch toán thuế TNDN tạm tính

# Hạch toán thuế TNDN tạm nộp hàng quý

Theo quy định của luật thuế TNDN, hàng quý khi hạch toán thuế TNDN tạm phải nộp thì kế toán phản ánh số thuế cần ghi:

Nợ TK 8211 là chi phí thuế TNDN

Có TK 3334 là thuế TNDN.

Ngoài ra, khi nộp thuế TNDN vào ngân sách nhà nước ghi:

Nợ TK 3334 là thuế thu nhập doanh nghiệp.

Có sẽ ghi là TK 111, 112….

Lưu ý: Đối với trường hợp tạm tính ra không phải nộp thuế thì tháng đó bạn không cần phải tiến hành hạch toán thuế TNDN.

# Hạch toán thuế TNDN sau quyết toán

Cách hạch toán thuế TNDN sau quyết toán được quy định như sau:

Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm tức doanh nghiệp đã nộp thừa tiền thì số chênh lệch sẽ được hạch toán ghi như sau:

Nợ TK 3344 – Thuế TNDN;

Có TK 821 – Chi phí thuế TNDN.

Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm tức doanh nghiệp đã thiếu thừa tiền thì số chênh lệch sẽ được hạch toán ghi như sau:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN

Có TK 3344 – Thuế TNDN

Để làm rõ hơn bạn có thể tham khảo tờ khai quyết thuế TNDN mẫu 03/TNDN để hạch toán thuế TNDN chính xác cần phải nộp trong năm hiện tại.

# Hạch toán kết chuyển chi phí thuế TNDN

Cuối kỳ kết toán, hạch toán kết chuyển chi phí thuế TNDN cần ghi theo quy định như sau:

Trong trường hợp, TK 821 có số phát sinh lớn hơn số Có phát sinh thì sẽ được ghi như sau:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 821 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

Trái lại, trong trường hợp TK 821 có số phát sinh nhỏ hơn số Có phát sinh thì sẽ được ghi như sau:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN hiện hành và

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

# Hạch toán khoản tiền chậm nộp tiền thuế TNDN

Theo điều 17 của TT 151, các trường hạch toán thuế TNDN nộp chậm được quy định như sau:

Trường hợp phạt nộp chậm do tính thấp hơn 80% số thuế phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp phần tiền chậm nộp giữa số thuế phải nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Thời gian chậm nộp tính từ ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu.

Trường hợp phạt nộp chậm khi phần chênh lệch giữa số thuế tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp quyết toán mà doanh nghiệp nộp chậm so với thời gian quy định thì thời gian nộp chậm tính từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày trực nộp thuế.

Cách hạch toán thuế TNDN nộp chậm như sau:

Số tiền phạt chậm nộp = Số tiền chậm nộp x Số ngày chậm nộp x 0.03%

# Hạch toán truy thu thuế TNDN

Hạch toán truy thu thuế TNDN được căn cứ vào kết quả thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế. Cụ thể như sau:

Hạch toán tăng số tiền thuế TNDN bị truy thu:

Nợ TK 4211

Có TK 3334.

Hạch toán giảm số tiền thuế TNDN bị truy thu:

Nợ TK 3334

Có TK 111, 112.

Trong trường hợp doanh nghiệp nộp chậm tiền thuế truy thu thì tiền phạt nộp chậm sẽ được tính tương tự như công thức đã được nêu ở trên.

>>>>>> Xem thêm: Nên học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tại Hà Nội

IV. Kết luận

Trên đây là chi tiết cách hạch toán thuế TNDN. Hy vọng những thông tin Nghiệp vụ kế toán thuế chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc thực hiện công việc này một cách chính xác.

Xem thêm:

Đánh giá
 

Leave a Reply